0937 442 338

Trà Atiso đánh thức tâm hồn của người yêu Đà Lạt

Trên thế giới những cây atisô đầu tiên được trồng ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô được du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt, trong vô vàn cách chế biến Atiso thì đối với mỗi người dân Đà Lạt, trà Atiso vẫn là đặc biệt nhất.



Trước đây khi mới xuất hiện ở Đà Lạt thì người dân bản địa chỉ biết dùng Atiso làm thức uống, thực phẩm tươi mát cho cơ thể. Tuy nhiên sau này họ biết được Atiso không chỉ là thức uống, thực phẩm mà còn là dược liệu quý. Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic).

Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri… Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Vì chỉ được trồng và thu hoạch vào 2 mùa ngắn trong năm tháng 8 và tháng 1, cho nên người ta đã tìm cách phơi khô làm trà Atiso.

Đà Lạt được xem là nơi có khí hậu thổ nhưỡng rất thích hợp cho sự phát triển của Atiso và giá trị dưỡng, hàm lượng khoáng chất cũng cao hơn so với những khu vực khác. Aitso dùng được cả lá, rễ lẫn hoa, và được phơi khô làm nguyên liệu chế biến trà Atiso.


Chính vì lý do đó mà hầu như du khách đi du lịch Đà Lạt, ai cũng chọn trà atiso Đà Lạt làm quà cho chuyến đi của mình. Sản phẩm trà Atiso đa phần đều được đựng trong bao bì gọn nhẹ và bảo quản được lâu, thế nên không ai phải lo ngại về việc trà sẽ bị mất hương thơm hay biến đổi tinh chất bởi tác động bên ngoài.

Thưởng thức trà Atiso Đà Lạt có mùi thơm thanh và vị đắng khác biệt so với vị đắng của trà bình thường.Vị đắng khác lạ đó một phần là từ thành phần nguyên liệu atiso được chế biến chung với trà. Quy trình chế biến trà atiso tuy không hẳn là phức tạp, nhưng luôn tuân thủ một cách nghiêm ngặt mọi kỹ thuật trong toàn quy trình. Để đảm bảo những tinh chất trong atiso được giữ lại với hàm lượng cao nhất và lưu giữ được tinh hoa của người Đà Lạt, chỉ riêng nơi đây mới có.